Do đặc thù khí hậu nóng ẩm của Việt Nam nên các giải pháp chống thấm nước, chống mối mọt hiệu quả cho tủ bếp để đảm bảo độ bền đẹp lâu dài luôn được mọi khách hàng quan tâm. Hãy cùng Nội thất Linkhouse tìm hiểu những giải pháp chống thấm, chống mối mọt cho tủ bếp hiệu quả nhất nhé.
Tủ bếp là một vật dụng nội thất không thể thiếu trong mọi căn nhà. Tủ bếp có nhiều chất liệu nhưng được ưa chuộng nhất tại Việt Nam vẫn luôn là tủ bếp gỗ, sở hữu vẻ đẹp sang trọng và thân thiện. Tuy chất liệu gỗ có tính thẩm mỹ cao, chắc chắn và khá bền nhưng lại có nhược điểm là dễ ngấm nước, ẩm mốc và bị mối mọt.
Vậy làm thế nào để chống thấm nước, chống mối mọt cho tủ bếp hiệu quả nhất để đảm bảo chất lượng, độ bền và vẻ đẹp? Cùng Nội thất Linkhouse tìm hiểu các giải pháp chống thấm, chống mối mọt cho tủ bếp gỗ cực hiệu quả nhé!
Tủ bếp gỗ luôn được ưa chuộng tại Việt Nam vì độ bền và vẻ đẹp đẳng cấp
Chống thấm nước, ẩm mốc cho tủ bếp gỗ
Hiện nay có rất nhiều loại vật liệu tủ bếp cao cấp được quảng cáo là chống thấm, chống ngập nước hiệu quả. Nhưng khách hàng vẫn nên có những phương pháp chống thấm nước an toàn để áp dụng cho tủ bếp gỗ của mình, tránh tình trạng đến khi ngấm nước, ẩm ốc thì việc sửa chữa là rất khó khăn và tốn thời gian, tiền bạc.
Nguyên nhân gây thấm nước, ẩm mốc
- Vòi nước, đường ống dẫn hoặc bồn rửa bị hỏng dẫn đến rò rỉ nước lâu ngày.
- Đường ống nước không được kiểm tra định kỳ cũng dẫn đến tình trạng ngập nước, rỉ nước trong tủ bếp
- Sử dụng vòi nước, bồn rửa kém chất lượng cũng khiến vật dụng bếp nhanh hỏng, rò rỉ nước ra tủ bếp.
- Chưa có phương án chống nước tuyệt đối cho bồn rửa, khiến nước thấm vào tủ bếp trong quá trình sử dụng.
- Vật dụng bếp sau khi sử dụng chưa được vệ sinh khô ráo nên khi lưu trữ trong tủ bếp gỗ sẽ bị thấm nước dẫn đến ẩm mốc.
- Thói quen sử dụng tủ bếp gỗ chưa khoa học, không vệ sinh thường xuyên để khu vực bồn rửa và sơ chế ẩm ướt, gây thấm nước ra tủ bếp.
Cách chống thấm nước cho tủ bếp gỗ
Để chống thấm, chống ngập nước cho tủ bếp, khách hàng nên thực hiện ngay từ khi thiết kế tủ bếp, lựa chọn vật liệu để có được sự đảm bảo chắc chắn nhất, không mất thời gian và công sức sửa chữa sau này.
Giải pháp chống thấm, chống mối mọt đều nên được thực hiện từ khâu thiết kế tủ bếp
Thiết kế tủ bếp phù hợp với khu vực chậu rửa riêng biệt:
- Đối với tủ bếp gỗ có từ 2 đến 3 nhánh như L, G, U thì bồn rửa nên được bố trí tách biệt để khi xảy ra tình trạng thấm nước, ngập nước, các phần khác của tủ bếp sẽ ít bị ảnh hưởng.
- Khu vực bồn rửa nên được đặt cách bếp nấu hoặc tủ thiết bị ít nhất 90cm để đảm bảo an toàn.
- Lựa chọn thiết kế bồn rửa bát phù hợp với nhu cầu sử dụng, khuyến khích sử dụng chậu rửa inox, chậu rửa thông minh Nhật Bản đa chức năng
- Khi thiết kế tủ bếp cần phải lắp đặt thêm bộ chênh lệch bồn rửa bằng nhựa WPB để đảm bảo chống thấm nước ra tủ bếp gỗ.
Xem thêm: Kinh nghiệm thi công tủ bếp đẹp, bền và tiết kiệm chi phí tối ưu
Lựa chọn vật liệu chống thấm nước:
- Chất liệu nhựa WPB chống nước tuyệt đối có giá thành cao nên chủ yếu được dùng gia công cho bộ chênh lệch bồn rửa.
- Chất liệu gỗ công nghiệp chống ẩm phủ Laminate được dùng để gia công tủ bếp phổ biến hơn. Bề mặt Laminate dày dặn, bao phủ toàn bộ lõi gỗ bên trong giúp giảm thiểu tình trạng thấm nước, ngập nước trong tủ bếp.
- Ngoài ra để chống thấm, chống ẩm mốc, mối mọt tuyệt đối thì khách hàng có thể lựa chọn vật liệu tủ bếp nhôm cao cấp, tủ bếp inox, tủ bếp thép không gỉ với độ bền vĩnh cửu.
Lắp đặt tủ bếp nhôm, tủ bếp thép không gỉ loại bỏ hoàn toàn nguy cơ thấm nước, mối mọt
Sử dụng phụ kiện kim loại, lót chống thấm cho ngăn tủ
Các ngăn tủ bếp chứa đồ rất dễ bị ngấm nước, ẩm mốc, đặc biệt là nơi cất giữa bát đũa, chén đĩa hay nồi niêu. Bởi vậy gia chủ không chỉ chống thấm cho mặt ngoài tủ bếp, mà cần phải chú ý đến các ngăn tủ cụ thể bằng cách:
- Sử dụng các khay chia muỗng đũa, bát đĩa bằng kim loại hoặc vật liệu chống thấm.
- Sử dụng kệ bát đĩa để giữ bát đĩa khô ráo, tạo sự thông thoáng cho không gian trong tủ, tránh đọng nước, thấm nước vào tủ bếp.
- Sử dụng các tấm lót chống thấm bằng nhựa cho tủ bếp, tránh tình trạng nước từ vật dụng thấm vào tủ bếp gỗ gây ẩm mốc.
Chống mối mọt hiệu quả cho tủ bếp gỗ
Ngoài nỗi lo về ngấm nước, ẩm mốc thì tủ bếp gỗ còn phải “chống chọi” với loài mối, gây tác hại lớn hơn nhiều so với nước. Nếu tủ bếp bị mối mọt thì cần sử lý bằng hóa chất, sẽ mất thời gian 7-10 ngày để đủ an toàn cho bạn có thể sử dụng lại được căn bếp của mình, và tủ sẽ mất đi độ bền chắc và vẻ đẹp hoàn hảo ban đầu của nó. Bởi vậy hãy đảm bảo rằng bạn thực hiện mọi giải pháp chống mối mọt cho tủ bếp ngay từ khi thiết kế, lắp đặt ban đầu.
Nguyên tắc thiết kế tủ bếp hạn chế mối mọt hiệu quả
- Không nên đặt bếp quá gần cửa sổ lớn để tránh tác động trực tiếp từ các yếu tố môi trường như độ ẩm, nước mưa…
- Ứng dụng nguyên tắc tam giác vàng trong bố trí bếp, phân chia căn bếp thành ba khu vực quan trọng gồm: bếp nấu, chậu rửa và khu vực lưu trữ. Cách này giúp bạn khoanh vùng được các khu vực dễ phát sinh mối mọt và kịp thời ngăn chặn.
- Chậu rửa là nơi thu hút mối mọt nhiều nhất vì thường xuyên ẩm ướt. Vì thế, bạn nên bố trí chậu rửa tách biệt với hai khu vực còn lại của bếp để tránh mối mọt lan rộng.
- Bếp nấu, chậu rửa và khu vực lưu trữ thực phẩm cần được đặt cách nhau từ 2 – 2,5m.
- Tránh để không gian bếp quá tối, tạo điều kiện cho mối mọt sinh sôi. Gia chủ cần bố trí hệ thống ánh sáng đầy đủ, không gian thông thoáng, sạch sẽ.
Thiết kế, phân chia các khu vực trong bếp để hạn chế ẩm thấp, mối mọt
Xem thêm: 5 lý do nên lựa chọn chậu rửa bát thông minh Nhật Bản?
Ứng dụng vật liệu chống mối mọt hiệu quả:
- Tại các khu vực dễ phát sinh mối mọt như chậu rửa thường xuyên ẩm ướt hay nơi lưu trữ lương thực, thực phẩm khô thì gia chủ cần lựa chọn vật liệu chống mối mọt để gia công.
- Nhằm tiết kiệm chi phí vật tư và đảm bảo chống thấm nước tuyệt đối cho tủ bếp gỗ thì gia chủ có thể sử dụng nhựa WPB hoặc kim loại cho khu vực chậu rửa, các phần khác của tủ bếp có thể sử dụng gỗ công nghiệp chống ẩm.
- Đối với khu vực lưu trữ lương thực, thực phẩm, không tiếp xúc quá nhiều với nước thì có thể sử dụng chất liệu gỗ công nghiệp phủ Laminate.
- Lõi gỗ công nghiệp bên trong gia chủ có thể lựa chọn các loại lõi gỗ chống ẩm, chống mối mọt tốt như gỗ MDF chống ẩm hoặc HDF tùy theo nhu cầu của gia đình.
Thay đổi thói quen sử dụng bếp:
- Lắp đặt và sử dụng máy hút mùi thường xuyên để khử mùi, loại bỏ độ ẩm cùng các loại vi khuẩn có hại trong khói thức ăn, ngăn chặn mối mọt sinh sôi.
- Giữ bếp gọn gàng, thông thoáng bằng cách lưu trữ các vật dụng bếp ngăn nắp. Đặc biệt là đối với các vật dụng thường xuyên tiếp xúc với nước như xoong nồi, bát đĩa hoặc các loại lương thực, thực phẩm khô.
- Tích hợp các thiết bị bếp thông minh như giá bát sấy khô tự động, chậu rửa bát thông minh để đảm bảo căn bếp luôn khô ráo, ngăn mối hiệu quả.
- Thực hiện kiểm tra định kỳ đối với các vị trí dễ xảy ra ẩm mốc, mối mọt như chậu rửa, bếp nấu và khu vực lưu trữ.
Sắp xếp đồ dùng, vật dụng gọn gàng, thường xuyên kiểm tra, vệ sinh tủ bếp
Ngoài ra, các khách hàng cũng có thể tham khảo dòng tủ bếp kim loại cao cấp của Nội thất Linkhouse với thùng tủ được chế tạo hoàn toàn từ nhôm hoặc thép không gỉ, loại bỏ hoàn toàn nỗi lo về thấm nước, ẩm mốc hay mối mọt, độ bền đến 50 năm cùng mặt cánh gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ thời thượng không hề thua kém bất cứ dòng tủ bếp gỗ nào.
Quý khách hàng quan tâm có thể đến trực tiếp showroom Nội thất Linkhouse tại G21A Phạm Văn Đồng, Anh Dũng, Dương Kinh, Hải Phòng để tham quan, trải nghiệm dòng tủ bếp Alustil nhập khẩu Malaysia hoặc tủ bếp nhập khẩu Nhật Bản EDAI. Quý khách hàng có thể liên hệ Hotline: 0888.044.222 (Mr. Linh) để biết thêm chi tiết.